0906 859 687

Hướng dẫn chi tiết quy trình mua bán doanh nghiệp đúng chuẩn

Nhu cầu mua bán doanh nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển. Bạn muốn mua bán doanh nghiệp nhưng không rõ quy trình thực hiện như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ từng bước cần thiết để thực hiện giao dịch một cách thành công và hiệu quả. Cùng khám phá nhé!

1. Khái niệm về mua bán doanh nghiệp

Mua bán doanh nghiệp (mua bán công ty) là quá trình chuyển giao quyền sở hữu và điều hành một doanh nghiệp từ chủ sở hữu hiện tại sang cho một chủ sở hữu mới. Kể từ thời điểm chuyển nhượng doanh nghiệp, bên bán sẽ chấm dứt quyền hạn và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp đó. Việc mua bán này được hiểu là chuyển nhượng toàn bộ tài sản, quyền hạn, lợi ích cũng như nghĩa vụ sang cho bên mua. Để đảm bảo việc chuyển nhượng doanh nghiệp diễn ra thành công, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt pháp lý, tài chính và các khía cạnh khác liên quan.

Mua bán doanh nghiệp là quá trình chuyển giao quyền sở hữu và điều hành doanh nghiệp

2. Các hình thức mua bán doanh nghiệp

Hiện nay, mua bán doanh nghiệp có 02 hình thức:

– Mua bán một phần doanh nghiệp: Chuyển quyền sở hữu một phần doanh nghiệp từ chủ doanh nghiệp sang người mua để người mua có quyền kiểm soát mục tiêu kinh doanh.

– Mua bán toàn bộ doanh nghiệp: Mua và bán toàn bộ doanh nghiệp cấu thành sự chuyển giao quyền sở hữu toàn bộ doanh nghiệp từ chủ sở hữu doanh nghiệp sang người mua.

3. Quy trình mua bán doanh nghiệp đúng chuẩn

Để thực hiện một thương vụ mua bán doanh nghiệp hiệu quả, thông thường phải thực hiện các bước sau:

3.1. Xác định nhu cầu và tiến hành đàm phán mua bán doanh nghiệp

Xác định rõ mục tiêu của việc mua bán doanh nghiệp giúp áp dụng đúng bộ luật doanh nghiệp, cơ chế và quy trình giao dịch, đồng thời xây dựng hợp đồng mua bán doanh nghiệp phù hợp và đảm bảo trách nhiệm thông tin, báo cáo đến cơ quan quản lý của các bên liên quan.

Xác định nhu cầu và tiến hành đàm phán mua bán doanh nghiệp

3.2. Đánh giá và kiểm tra pháp lý trong quá trình mua bán doanh nghiệp

Khi tiến hành mua bán doanh nghiệp, bên mua cần thực hiện đánh giá kỹ lưỡng và kiểm tra pháp lý doanh nghiệp, nhằm đảm bảo quá trình mua bán công ty diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là các yếu tố quan trọng cần đánh giá:

– Đánh giá thị trường và tiềm năng phát triển.

– Tình trạng pháp lý

– Hồ sơ và tài liệu pháp lý (yêu cầu kèm cam kết bảo mật):

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (CNĐKDN), Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Điều lệ công ty, chứng nhận góp vốn/sở hữu cổ phần.
  • Sổ đăng ký thành viên/cổ đông, con dấu, quy chế quản trị.
  • Biên bản, nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông.
  • Hồ sơ kế toán và tài chính:

– Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, chứng từ thu chi, kế hoạch tài chính.

– Kiểm tra nợ phải thu, nợ phải trả, các khoản vay và nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước.

– Hồ sơ lao động – bảo hiểm

– Tài sản cố định và bất động sản

– Cơ cấu tổ chức và quy mô hoạt động.

– Nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ

– Khách hàng và đối tác: Đánh giá thị trường, đối tác và sản phẩm tiêu thụ.

– Hồ sơ đánh giá ESG: Xem xét tác động môi trường, xã hội và quản trị.

– Tranh chấp: Kiểm tra các tranh chấp hiện hữu (nếu có).

3.3. Định giá và đàm phán giá mua bán doanh nghiệp

Định giá: Bên mua cần xem xét kỹ lưỡng các tiêu chí để định giá doanh nghiệp hoặc công ty sao cho phù hợp với thị trường và khả năng tài chính. Việc định giá này có thể được thực hiện độc lập bởi bên mua, thông qua một đơn vị định giá thứ ba hoặc dựa trên giá chuyển nhượng doanh nghiệp do bên bán đề xuất.

Định giá và đàm phán giá mua bán doanh nghiệp

Đàm phán: Trong quá trình mua bán doanh nghiệp, hai bên sẽ tiến hành đàm phán về giá chuyển nhượng doanh nghiệp, phương thức mua bán công ty, hình thức thanh toán và thời gian thanh toán để đạt được thỏa thuận chung.

3.4. Chuẩn bị hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp và chuyển nhượng doanh nghiệp cần được sự đồng ý bằng văn bản từ hội đồng thành viên. Nội dung hợp đồng mua bán công ty thường bao gồm: giá chuyển nhượng doanh nghiệp, tổng số nợ chưa thanh toán, trách nhiệm của bên mua hoặc bên bán đối với các khoản nợ, quyền sở hữu tài sản, các hợp đồng lao động và hợp đồng khác đã ký kết nhưng chưa hoàn thành. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích cân bằng giữa các bên để đảm bảo quá trình mua bán doanh nghiệp diễn ra thành công.

Xem thêm: 6 bước “chuẩn bị doanh nghiệp” cho một giao dịch M&A thành công

3.5. Hoàn thiện thủ tục pháp lý mua bán doanh nghiệp

Thủ tục mua bán doanh nghiệp, hay quá trình sáp nhập/hợp nhất công ty, thực chất là thủ tục đăng ký thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp liên quan đến vốn do có sự chuyển nhượng doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng vốn góp.

Hoàn thiện thủ tục pháp lý mua bán doanh nghiệp

3.6. Hoàn tất giao dịch và chuyển nhượng doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất các bước trong quá trình mua bán doanh nghiệp, người mua sẽ thực hiện thanh toán, và người bán sẽ tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu và quản lý doanh nghiệp, hoàn tất giao dịch mua bán công ty. Sau khi thanh lý hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp, bên mua cần giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự, cơ cấu quản lý, chính sách vận hành, cùng với việc xử lý các vấn đề pháp lý và tài chính còn tồn đọng. Đồng thời, việc giảm thiểu sự khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp sau quá trình chuyển nhượng doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng.

Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A, Transworld Business Advisors đã hỗ trợ thành công hơn 10,000 thương vụ mua doanh nghiệp & bán doanh nghiệp trên toàn cầu. Chúng tôi tự hào sở hữu đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, cùng mạng lưới đối tác uy tín với hơn 900 chuyên gia tư vấn tại 18 quốc gia và hơn 250 văn phòng M&A trên khắp thế giới. Hệ thống cơ sở dữ liệu của chúng tôi niêm yết hơn 500.000 người mua, đảm bảo mang lại những giải pháp mua bán doanh nghiệp tối ưu cho doanh nghiệp của bạn.

TBA luôn sẵn sàng đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong hành trình mua và chuyển nhượng doanh nghiệp. Liên hệ ngay để nhận ưu đãi 1 giờ tư vấn miễn phí từ chuyên gia và được hỗ trợ tốt nhất!

Xem thêm:

Tìm hiểu tổng quan về mua bán doanh nghiệp

Scroll to Top